Ông Jeff McDermott – chuyên gia tài chính tại Create Wealth Financial Planning (Mỹ) nhận định, lạm phát là một thách thức lớn đối với thế hệ trẻ, vì họ phải gánh chịu mọi chi phí tăng cao nhưng lại chẳng sở hữu tài sản gì để cân đối chi tiêu.
Vậy thì phải làm sao, phải làm sao? Nếu bạn muốn “sống sót” và “vượt cạn” thành công thời kỳ lạm phát đầy biến động này, thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé!
Table of Contents
Lạm phát là gì mà người người nhà nhà sợ hãi thế kia?
Lạm phát được hiểu theo lý thuyết là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Cùng TNEX điểm qua “sương sương” một vài ví dụ, bạn thấy quen không nào:
Trước kia, bạn mua 15.000 là được ổ bánh mì với hai quả trứng ốp la ngon lành. Giờ đây, người vẫn ở đấy, tiền vẫn không đổi nhưng trứng chỉ còn một quả.
Tô bún bò hôm nào mới chỉ 30.000 đồng/tô nhưng nay đã ngỡ ngàng khi tăng “nhẹ” với giá 35.000 đồng/ tô.
Hay ly cà phê, đồ uống bạn nhâm nhi trong Highland Coffee được chủ nhà thông báo tăng giá từ 10 – 15%. Đặc biệt là ở các món trà, với mức tăng đối với ly lớn nhất lên đến 18%.
Bạn nhớ cảm giác “thấp thỏm” khi giá xăng tăng vù vù như bão lốc chỉ sau một đêm, người mua xếp hàng dài mệt mỏi chăng?
Từ “ao làng”, TNEX gửi bạn vài thông tin nho nhỏ tình hình lạm phát ở các nước bạn:
Theo VTV, lần đầu tiên trong hơn 30 năm, lạm phát tại Argentina vượt 100%. Giá thực phẩm tại Argentina leo thang bất chấp và đồng Peso phải “ngậm ngùi” rớt giá.
Cơ quan Thống kê Phần Lan nhận định lạm phát ở Phần Lan lên mức cao nhất trong 60 năm. Giá lương thực ở Phần Lan đã tăng kỷ lục 16,3% vào tháng 2/2023.
Theo Reuters, số lượng lao động tại Mỹ bị sa thải có tăng và tỷ lệ cắt giảm việc làm cao hơn dự kiến ban đầu. Việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể khiến 2 triệu người Mỹ mất việc vào cuối năm nay.
Thế đấy, lạm phát không phải chuyện đùa. Và nó sẽ trở thành nghiêm trọng hơn, khi các bạn đã lên mục tiêu tiết kiệm đầu tư lâu dài và 20 năm sau bạn “hốt hoảng” phát hiện “ống heo tiết kiệm” vẫn chưa đủ cho mình “sống vui, sống khỏe”.
Chắc bạn không muốn “ngập” bánh mì hoặc chan mì gói ăn cơm mỗi ngày đâu đúng không? Bạn cần thật sự nghiêm túc nhìn nhận thực tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này. Điều đầu tiên bạn cần biết đó là đừng “ngoảnh mặt làm ngơ” trước cơn sóng lạm phát trên toàn cầu.
Vượt qua lạm phát, đông rồi lại xuân
Ngủ đông
Điều đầu tiên, đó là sự chấp nhận rằng bạn cần phải sống chung ôn hòa với lạm phát. Chấp nhận bằng cách nào? Bằng việc nhìn nhận mọi thứ tăng giá đều có những lý do và cơ sở hợp lý, hiểu được rằng chi phí vận chuyển và thực phẩm đang đồng loạt leo thang. Từ đó, bạn cần lên một kế hoạch chi tiêu mới dành cho giai đoạn hiện tại.
Nếu được, bạn có thể thử dùng uống cà phê đá vỉa hè thử thay vì ngồi quán sang Starbuck.
Bạn có thể bớt những bữa ăn uống xả láng trong nhà hàng một chút bằng những hộp cơm xinh xắn và dinh dưỡng tự làm.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng tiếp những bộ quần áo còn đẹp và mới thay vì mua liên tục hàng hiệu.
Hoặc một không gian sống nhỏ gọn và phù hợp giá tiền cũng rất hợp lý thay vì căn hộ triệu đô.
Tất cả nằm trong tay bạn và bạn hoàn toàn quyết định được việc mình sẽ thiếu thốn hay dư dả! Việc bạn cần làm đó là tập trung sống sót sau cơn bão “lạm phát”. Đừng quên, sức khỏe của bạn cần được chăm sóc, bạn chắc không muốn được “vỗ béo” bởi thuốc men dài kỳ và “ghé thăm” bệnh viện thường xuyên nhỉ?
Đừng mạo hiểm nếu bạn không chắc chắn
Bạn suy tính để nhảy việc và chưa chắc chắn về công việc và mức lương mới?
Bạn đang muốn “dấn thân” vào một quỹ đầu tư hay kênh chứng khoán nào đó?
Bạn đang chần chừ vì ngân sách giảm sút mà mức lương vẫn chẳng “xê dịch”?
Hãy nhớ, mạo hiểm một cách cẩn thận. Maye Musk – người mẹ tài năng của Elon Musk đã từng nói: “Nếu muốn tạo ra sự thay đổi, bạn cần phải hỏi: “Tại sao không?” Nhưng hãy nghĩ về những gì sẽ khiến bạn hạnh phúc.”
Hãy cẩn thận với từng quyết định lớn liên quan đến công việc, tiền bạc, nơi ở,…bởi lẽ tất cả đều sẽ khiến cuộc sống của bạn thay đổi. Và tin vui cho những ai muốn đầu tư trung và dài hạn, đây là thời điểm thích hợp.
Đối với quỹ dự phòng và tiết kiệm, chỉ sử dụng khi bạn thật sự cần thiết và cảm thấy “xuống đáy”.
Mùa xuân hy vọng
Lạm phát dù khiến nhiều người lao đao nhưng cũng là khoảng thời gian giúp bạn “lớn khôn” mạnh mẽ nhất. Nếu bạn trụ vững và vượt qua thời kỳ khó khăn này, bạn nhất định sẽ trở thành một phiên bản đẹp và tốt hơn.
Để tăng thêm thu nhập, bạn có thể sẽ phải học một nghề mới hoặc làm nhiều việc, nhiều giờ hơn. Nhưng nhìn lại, bạn hiện giờ chẳng phải có mức thu nhập tốt hơn sao?
Để vượt qua cơn bão giá, bạn đã cắt giảm những nhu cầu không cần thiết về thời trang, thiết bị công nghệ, thực phẩm,…Nhưng rồi, bạn đã chi tiêu thông minh và quản lý kế hoạch tài chính tốt hơn rồi kìa?
Bạn hủy đi những buổi hẹn hò miễn cưỡng, các buổi họp mặt chuyện phiếm không yêu thích, chẳng phải bạn có nhiều thời gian cho bản thân hơn hay sao?
Bạn học cách đầu tư đúng đắn, quan tâm sức khỏe, chăm lo gia đình và tập trung vào những điều cốt lõi quan trọng. Chỉ cần như vậy, bạn vẫn sống tốt dù lạm phát hay không.
Tổng kết
Lạm phát là thời điểm “báo động” cho những biến động của nền kinh tế hiện nay. Dù bạn muốn hay không, lạm phát vẫn đến và gõ cửa từng nhà. Nếu bạn không chuẩn bị để thích ứng, bạn dễ dàng phải rời khỏi cuộc chơi. Bạn sẵn sàng “sống chung”, bạn “sống sót” và chiến thắng.
TNEX chúc bạn luôn thật tràn đầy năng lượng để đón nhận mọi điều sẽ đến. Đừng lo vì TNEX luôn đồng hành cùng bạn, thương mời bạn ghé thăm trang web TNEX mỗi ngày để được “tẩm bổ” kho tàng kiến thức tài chính “thơm – xịn – mịn” nhé!
Bài viết thuộc dự án Vitamin T – Cổng thông tin giáo dục tài chính nền tảng cho GenZ, nơi ngân hàng số TNEX và nền tảng Money with Mina hướng tới mang đến kiến thức và tư duy tài chính cá nhân cơ bản nhưng thực sự phù hợp với lối sống năng động, hiện đại và giàu trải nghiệm của người trẻ
Link bài gốc: https://www.tnex.com.vn/gen-z-lan-dau-nem-mui-lam-phat/